So sánh sản phẩm

MCB LÀ GÌ? CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG

MCB LÀ GÌ? CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG

 Mạng lưới điện luôn có những sự cố về quá tải, ngắn mạch, để có thể bảo vệ thiết bị điện hay hệ thống điện khỏi những sự cố đó ta cần có một thiết bị đảm nhiệm. Đó là MCB. Vậy MCB là gì? 

 
  MCB là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Miniature Circuit Breaker được hiểu là thiết bị ngắt mạch thu nhỏ, hay còn gọi là cầu dao tự động dạng tép là một thiết bị điện được thiết kế để bảo vệ mạch điện khỏi sự cố do quá tải hoặc ngắn mạch. MCB (Aptomat dạng tép) còn có những cách gọi khác là Át tép, Át cài.
  Cách hiểu khác thì: MCB dùng để chuyển mạch, tức là để mạch hở tự động. Khi dòng điện đi qua vượt quá giá trị mà MCB đã được cài đặt. MCB sẽ tự động mở ra và khi dòng điện trở lại bình thường thì nó sẽ đóng lại mà không cần thao tác dùng tay.
Có thể bạn sẽ thấy sự trùng hợp giữa MCB và Cầu chì. Đúng! Cả 2 đểu có khả năng ngát dòng khi nó xảy ra sự cố quá mức. Tuy nhiên, Cầu chì bảo vệ chống quá dòng bằng cách sử dụng dây cầu chì. Nguyên tắc khá đơn giản- quá dòng sẽ làm nóng và nóng chảy dây cầu chì nhanh chóng, do đó là đứt kết nối điện và sẽ bảo vệ được các thiết bị điện của mạch.

 MCB cải thiện chức năng này vì chúng thường không bị phá hủy khi quá dòng nên có thể tái sử dụng. Chúng cũng dễ sử dụng hơn nhiều, mang đến sự tiện lợi của việc 'bật/ tắt chuyển mạch' để cách ly mạch và vì dây dẫn được đặt trong vỏ nhựa nên chúng an toàn hơn nhiều khi sử dụng và vận hành. 
  Điều cần lưu ý là MCB không bảo vệ con người chống lại điện giật do 'rò rỉ đất'. Nhiệm vụ này do RCDs và RCBOs cung cấp.
 

 Cấu tạo của MCB:

 MCB được cấu tạo bởi các bộ phận: tiếp điểm, hộp dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt 
MCB, móc bảo vệ
Tiếp điểm: MCB thường có cấu tạo hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc 3 tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, hồ quang). Hoạt động của tiếp điểm như sau: khi đóng mạch tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Còn khi ngắt mạch tiếp điểm chính mở trước, tiếp điểm phụ mở sau và cuối cùng là hồ quang điện.
Hộp dập hồ quang: Có 2 kiểu thiết bị dập hồ quang là: hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Đặc điểm của 2 loại khác nhau: kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí. Kiểu hở được dùng với điện áp lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp). Hồ dập quang có nhiều tấm thép xếp thành lưới ngăn thành nhiều đoạn khác nhau để tạo thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.
Cơ cấu truyền động cắt MCB: Có 2 cách truyền động cắt MCB (bằng tay và bằng cơ điện). Đối với truyền động cắt điều khiến bằng tay được thực hiện với các MCB có dòng điện định mức không lớn. Còn đối với loại điều khiến bằng cơ điện ở các MCB có dòng điện lớn hơn.
Móc bảo vệ: Móc bảo vệ có tác dụng để bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch. Có 2 loại móc bảo vệ: móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt.
 

 Các thông số cơ bản của MCB:

Dòng định mức (A): dòng điện tiêu chuẩn nhà sản xuất quy định cho MCB, và tối đa là 125A
Dòng ngắn mạch (kA): lớn nhất 25kA
Icu (Ultimate breaking capacity- kA): là dòng điện ngắn mạch tối đa chịu đựng được khi xảy ra sự cố của thiết bị.
Ics (Service breaking capacity (%Icu)): là dòng ngắn mạch thực tế, khả năng chịu được dòng ngắn thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị.
Thông thường thì Ics= 75% Icu, và có loại sẽ là 100%, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào từng nhà sản xuất và giá thành cũng sẽ chênh lệch hơn.

Đường cong đặc tính (Trip): B, C, D

                                                                       
                              Đường cong đặc tính loại B                                             Đường cong đặc tính loại C                                                               Đường cong đặc tính loại D
 Đường đặc tính loại B: Dòng ngắn mạch của thiết bị nằm trong khoảng 4-7 lần dòng định mức. Phù hợp với các hệ thống điện chiếu sáng gia đình, chung cư, công ty nhỏ ..
 Đường đặc tính loại C: Dòng ngắn mạch nằm trong khoảng 7-10 hoặc 9-14 lần dòng định mức. được sử dụng trong các môi trường thương mại và công nghiệp nhẹ có thể có các mạch chiếu sáng huỳnh quang lớn, máy biến áp ..
 Đường đặc tính loại D: Dòng ngắn mạch của thiết bị nằm khoảng là 10-20 lần dòng định mức.  được sử dụng trong các cơ sở công nghiệp nặn
g như nhà máy sử dụng động cơ cuộn dây lớn, máy X-quang hoặc máy nén ...
 MCB còn được thiết kế với MCB được thiết kế với số cực (poles): 1P, 2P, 3P, 4P để có thể phù hợp với nhu cầu cho từng loại dòng điện


 Nguyên lý hoạt dộng của MCB:
 
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, MCB (Aptomat) được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.

 Ứng dụng của MCB:
 MCB ngày càng được sử dụng rất phổ biến ở các công trình công nghiệp lẫn công trình dân dụng. MCB được lắp đặt ở gia đình, công trình lớn: khách sạn, nhà hàng và các căn hộ chung cư…giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng

 ► Bài viết trên giúp các bạn hiểu về MCB (aptomat dạng tép) là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó, sẽ giúp bạn lựa chọn cho công trình xây dựng của mình thiết bị MCB phù hợp và tốt nhất. .Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất MCB nổi tiếng trên thế giới và được sử dụng phổ biến như: Schneider, Mitsubishi , Panasonics, …
  Để có MCB phù hợp với nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính cũng như yên tâm về chất lượng, đảm bảo hàng chính hãng cùng chính sách bảo hành, giao hàng nhanh chóng, hãy để Công ty Cổ phần tự động hóa Đông Dương chúng tôi tư vấn giúp bạn!
 Email: hotline.indochina.gmail.com
 Hotline: 083 858 8080
 Website
http://schneider.com.vn/
 Trân trọng!

 
Chia sẻ:
Tin liên quan

Chat Facebook