Ý NGHĨA THÔNG SỐ TRÊN CONTACTOR- SCHNEIDER
Ý NGHĨA THÔNG SỐ TRÊN CONTACTOR- SCHNEIDER
Contactor làm nhiệm vụ đóng cắt, điều khiển và bảo vệ động cơ. Contactor Schneider còn cho phép điều khiển phụ tải lên tới 500V, tại dòng định mức 780A.
Trên các mỗi sản phẩm Contactor Schneider thường có các thông số cho từng model và được sử dụng cho vị trí, phụ tải khác nhau. Vậy các thông số ghi trên Contactor Schneider được hiểu như thế nào.
- AC hoặc DC là chỉ Contactor sử dụng cho tải xoay chiều hoặc 1 chiều.
Trong đó,
- Tải xoay chiều AC còn được phân thành:
+ AC1: Dùng đóng cắt cho tải thuần chở như điện trở sấy. Có thể cắt những tải có cos phi lớn hơn 0.95.
+ AC2: Dùng đóng cắt cho tải động cơ không đồng bộ rotor dây quấn. Có các chức năng như: Khởi động phanh nhấp nhả, hãm ngược. Đối với dòng này các tiếp điểm chính của contactor khi đóng kín mạch có thể chịu tải cao tới 2.5 lần dòng định mức của đồng cơ.
+ AC3: Dùng đóng cắt cho tải động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc. Contactor giúp tiếp điểm chịu tải khi khởi động gấp 5-7 lần dòng định mức của động cơ. Dòng này thường dùng cho mạch điện cẩu trục.
+ AC4: Dùng đóng cắt cho tải động cơ lồng sóc, phanh hãm ngược, nhấp nhả hoặc quay đảo chiều.
- Tải 1 chiều DC cũng được phân thành:
+ DC2: Dùng cho động cơ DC kích từ song song, chịu được dòng có giá trị lớn hơn 2.5 lần giá trị
+ DC3: Dùng cho động cơ DC kích từ song làm việc nhấp nhả, hãm ngược với hằng số thời gian là 7.5ms. Các tiếp điểm chính lớn gấp 2.5 lần dòng định mức của động cơ.
+ DC4: Dùng để cắt mạch phụ tải động cơ DC kích từ nối tiếp khi động cơ đang hoạt động bình thường. Hằng số thời gian phụ tải khoảng 10ms. Dòng định mức của động cơ có giá trị khoảng 2.5 lần.
1. Điện áp Ui:
Là thông số cho biết điện áp chịu được của Contactor. Nếu chỉ số này vượt quá điện áp này thì contactor sẽ không còn đảm bảo an toàn khi sử dụng.
2. Điện áp Uimp:
Là điện áp xung chịu được của Contactor. Xung điện này thường xuất hiện ở trong dòng điện công nghiệp ở dòng điện 3 pha. Thay vì điện áp dưới dạng hình SIN thông thường thì điện áp này xuất hiện ở dưới hình SIN có các đỉnh xung nhọn. Xung này sẽ gây ảnh hưởng đến các thiết bị và khí cụ điện).
3. Điện áp Ue:
Là giải điện áp hoạt động của Contactor. Điện áp này phụ thuộc vào giá trị dòng cắt.
4. Điện áp In:
Là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính của CTT trong chế độ làm việc gián đoạn lâu dài, nghĩa là ở chế độ này thời gian tiếp điểm của CTT ở trạng thái đóng không quá 8h.
Dòng điện định mức của CTT hạ áp thông dụng có các cấp: 10; 20; 25; 40; 60; 75; 100; 150; 250; 300; 600; 800A. Nếu CTT đặt trong tủ điện thì dòng điện định mức phải lấy thấp hơn 10% do điều kiện làm mát kém.
Ở chế độ làm việc lâu dài, nghĩa là khi tiếp điểm của CTT ở trạng thái đóng lâu hơn 8h thì dòng điện định mức của CTT lấy thấp hơn khoảng 20% do ở chế độ này lượng ôxit kim loại tiếp điểm tăng vì vậy làm tăng điện trở tiếp xúc và nhiệt độ tiếp điểm tăng quá giá trị cho phép.
5. Điện áp định mức Uđm:
Là điện áp định mức của mạch điện tương ứng mà mạch điện của CTT phải đóng cắt. Điện áp định mức có các cấp: 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều.
6. Điện áp cuộn dây định mức Ucdđm:
Là điện áp định mức đặt vào cuộn dây. Khi tính toán, thiết kế CTT thường phải bảo đảm lúc điện áp bằng 85%Ucdđm thì phải đủ sức hút và lúc điện áp bằng 110%Ucdđm thì cuộn dây không được nóng quá trị số cho phép.
7. Số cực: là số cặp tiếp điểm chính của CTT. Công tắc tơ điện xoay chiều có 2; 3; 4 hoặc 5 cực.
8. Số cặp tiếp điểm phụ: thường trong CTT có các cặp tiếp điểm phụ thường đóng và thường mở có dòng điện định mức 5A hoặc 10A.
9. Khả năng đóng và khả năng cắt: là giá trị dòng điện cho phép đi qua tiếp điểm chính khi ngắt hoặc khi đóng.
CTT dùng để khởi động động cơ điện xoay chiều 3 pha, rôto lồng sóc cần phải có khả năng đóng từ 4 ¸ 7 lần Iđm.
CTT điện xoay chiều đạt 10Iđm với phụ tải điện cảm.
10. Tuổi thọ của CTT: là số lần đóng cắt mà sau số lần đóng cắt ấy CTT sẽ hỏng không dùng được nữa. Sự hư hỏng của nó có thể do mất độ bền cơ hay độ bền điện.
- Tuổi thọ cơ khí là số lần đóng cắt không tải cho đến khi CTT hỏng. CTT hiệnđại tuổi thọ cơ khí đạt 2.107 lần.
- Tuổi thọ điện là số lần đóng cắt tải định mức.Thường tuổi thọ về điện bằng 1/5 hay 1/10 tuổi thọ cơ khí.
11. Tần số thao tác: là số lần đóng cắt CTT cho phép trong 1h. Tần số thao tác của CTT bị hạn chế bởi sự phát nóng của tiếp chính do hồ quang và sự phát nóng của cuộn dây do dòng điện.
Tần số thao tác thường có các cấp 30, 100, 120, 150; 300; 600; 1200; 1500 lần/h.
12. Tính ổn định điện động: nghĩa là khi tiếp điểm chính của CTT cho phép một dòng điện lớn nhất đi qua mà lực điện động sinh ra không phá huỷ mạch vòng dẫn điện. Thường qui định dòng điện ổn định điện động bằng 10Iđm.
13. Tính ổn định nhiệt: nghĩa là khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua trong thời gian cho phép, các tiếp điểm không bị nóng chảy và hàn dính.
► Để có giải pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính cũng như yên tâm về chất lượng, đảm bảo chính hãng cùng chính sách bảo hành, giao hàng nhanh chóng, hãy để Công ty Cổ phần tự động hóa Đông Dương chúng tôi tư vấn giúp bạn!
Email: hotline.indochina@gmail.com
Hotline: 083 858 8080
Website: http://schneider.com.vn/
Trân trọng!