So sánh sản phẩm

CÁC CÁCH XỬ LÝ LỖI CỦA BIẾN TẦN FC360 DANFOSS

CÁC CÁCH XỬ LÝ LỖI CỦA BIẾN TẦN FC360 DANFOSS

CÁC CÁCH XỬ LÝ LỖI CỦA BIẾN TẦN FC360 DANFOSS

⇒ Những lý do gây ra lỗi của biến tần thường gặp phải
1. Cài đặt thông số motor không đúng

Trước khi cài đặt ứng dụng cho biến tần phải tiến hành cài đặt thông số motor để hệ thống có thể hoạt động ổn định và tối ưu nhất. Các thông số của motor cần cài đặt bao gồm:
- Công suất motor 
- Điện áp hoạt động của motor 
- Tần số hoạt đông của motor
- Dòng điện định mức của motor
- Tốc độ của motor
- Số cực motor 
2Không thực hiện AMA để đọc thông số motor
 
Dữ liệu trên nhãn motor hoặc từ datasheet của nhà sản xuất được đưa ra cho một phạm vi cụ thể của motor, hoặc một thiết kế cụ thể, nhưng ít khi chính xác với mọi motor. Do ảnh hưởng trong quá trình sản xuất motor và quá trình cài đặt, những dữ liệu motor không phải là luôn luôn chính xác, đủ để đảm bảo motor hoạt động tối ưu. Do đó yêu cầu người dùng phải thực hiện tinh chỉnh lại thông số motor và tất nhiên đây là công việc tốn nhiều thời gian và công sức.
 Hiện nay, các dòng biến tần của Danfoss có trang bị chức năng nhận dạng tự động thông số motor (Automatic Motor Adaption – AMA). Với chức năng này, biến tần sẽ tự động đo các giá trị như: điện trở stator (Rs), điện kháng rò stato(X1), điện kháng rò của nguồn (Xh), ảnh hưởng của chiều dài dây cáp từ biến tần đến motor.
⇒ Một số lưu ý khi sử dụng chức năng AMA:
- Có 2 chế độ AMA là Complete AMA và Reduced AMA, chạy Reduced AMA khi có bộ lọc LC giữa biến tần và motor.
- Tắt chức năng Coast Inverse được cài mặc định ở chân digital 27 hoặc đấu chân 27 với chân 12 khi chạy AMA.
- Nên chạy AMA ngay sau khi cài đặt thông số motor, lúc motor còn mát.
- Chức năng AMA không có tác dụng đối với motor có công suất quá lớn hoặc quá nhỏ so với biến tần. VD: motor 5.5kW sử dụng biến tần 4kW, motor 3.7kW sử dụng biến tần 7.5kW.
- Động cơ được đo ở trạng thái dừng, nghĩa là không cần tháo tải ra khỏi trục động cơ.

Tuy nhiên trong quá trình chạy AMA, không để trục động cơ quay bởi ảnh hưởng bên ngoài.
- Nếu một trong các thông số motor đã cài đặt trước đó bị thay đổi thì các thông số sau khi dò AMA sẽ trở về mặc định.
3Cài đặt chế độ điều khiển không thích hợp
 
Chọn nguyên tắc điều khiển ứng dụng sẽ được sử dụng khi tham chiếu từ xa (tức là qua đầu vào tương tự hoặc Fieldbus) đang hoạt động. Một số chế độ điều khiển:
- Open Loop: Cho phép điều khiển tốc độ (không có tín hiệu phản hồi từ động cơ) với tính năng bù trượt tự động cho tốc độ gần như không đổi ở các tải khác nhau. Chế độ bù đang hoạt động, nhưng có thể bị vô hiệu hóa trong nhóm thông số 1 – ** Tải và Động cơ.
- Speed closed loop: Cho phép điều khiển vòng kín tốc độ với phản hồi. Để tăng độ chính xác về tốc độ, hãy cung cấp tín hiệu phản hồi và đặt điều khiển PID tốc độ. Các tham số điều khiển tốc độ được đặt trong nhóm tham số 7-0 * Speed PID Control.
- Torque closed loop: Cho phép điều khiển vòng kín mô-men xoắn với phản hồi tốc độ. Chỉ có thể khi tùy chọn [1] VVC + được chọn trong nguyên tắc điều khiển động cơ tham số 1-01.
- Process Closed Loop: Cho phép sử dụng điều khiển quá trình trong bộ biến tần. Các tham số điều khiển quá trình được đặt trong nhóm tham số 7-2 * Process Ctrl. Nhóm tham số phản hồi và 7-3 * Process PID Ctrl.
- Torque open loop: Cho phép sử dụng vòng hở mô-men xoắn ở chế độ VVC + (tham số 1-01 Nguyên tắc điều khiển động cơ). Các thông số PID mô-men xoắn được đặt trong nhóm thông số 7-1 * Điều khiển PI mô-men xoắn.
4Nối đất không tốt hoặc không nối đất: Tất cả các biến tần phải được nối đất trực tiếp tới một cực đất chung để ngăn ngừa chạm điện, cháy và nhiễu.
5. Sử dụng motor cũ quấn lại nhiều lần: 
 Việc sử dụng motor cũ quấn lại nhiều lần làm cho các thông số của motor sẽ bị thay đổi vì thế việc cài đặt cho biến tần trở nên sai số. Do đó khi sử dụng một thời gian dài sẽ gây lỗi hoặc hư biến tần và motor

⇒ Cách xử lý khi gặp lỗi đối với biến tần FC 360
1.  W
arning 03: No motor: Không có động cơ nào được kết nối với đầu ra của biến tần, hoặc thiếu 1 pha động cơ.
2. Warning/Alarm 04: Main phase loss: Thiếu pha ở phía nguồn cung cấp, hoặc mất cân bằng điện áp quá cao. Kiểm tra điện áp cung cấp.
3Warning/Alarm 07: DC Overvoltage: Điện áp mạch DC bus vượt quá giới hạn. Tăng thời gian giảm tốc, lắp điện trở xả.
4. Warning/Alarm 08: DC under voltage: Điện áp DC bus giảm xuống dưới điện áp cảnh báo giới hạn thấp. Kiểm tra điện áp nguồn. Cấp nguồn DC dự phòng.
5Warning/Alarm 09: Inverter overload: Tải hơn 100% trong thời gian quá dài. Kiểm tra, so sánh dòng điện ngõ ra với dòng định mức của biến tần. Vận hành biến tần ở tốc độ thấp để reset lỗi. Cân nhắc chọn biến tần công suất lớn hơn.
6Warning/Alarm 10: Motor ETR over temperature: Motor quá nóng do tải hơn 100% quá lâu. Kiểm tra tải và cơ khí. Kiểm tra thông số motor đã cài đặt đúng chưa. Chờ motor nguội sau đó thực hiện thao tác AMA.
7. Warning/Alarm 13:Over current: Đã vượt quá giới hạn dòng đỉnh của biến tần. Đối với các thiết bị J1 – J6, nếu cảnh báo này xảy ra khi bật nguồn, hãy kiểm tra xem cáp nguồn có được kết nối nhầm với các đầu nối của động cơ không.
8. Warning/Alarm 14: Earth fault: Phóng điện từ các pha đầu ra xuống đất.
9. Warning/Alarm 16: Short circuit: Ngắn mạch trong động cơ hoặc trên các đầu cuối của động cơ. Đối với các thiết bị J7, nếu cảnh báo này xảy ra khi khởi động nguồn, hãy kiểm tra xem cáp nguồn có được kết nối nhầm với các cực của động cơ hay không.
10. Alarm 53: AMA motor too big: Công suất của động cơ quá lớn so với công suất biến tần để AMA hoạt động. Nên thay thế biến tần có công suất lớn hơn hoặc bằng so với motor.
11. Alarm 54: AMA motor too small: Công suất của động cơ quá nhỏ so với biến tần để AMA hoạt động. Nên thay thế biến tần có công suất nhỏ hơn.

 
► Để có giải pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính cũng như yên tâm về chất lượng, đảm bảo chính hãng cùng chính sách bảo hành, giao hàng nhanh chóng, hãy để Công ty Cổ phần tự động hóa Đông Dương chúng tôi tư vấn giúp bạn!
Email: hotline.indochina@gmail.com 
Hotline: 083 858 8080
Website: http://schneider.com.vn/
Trân trọng!

Chia sẻ:

Chat Facebook